Truyện Ngắn Ý Nghĩa



Cuộc sống là một đơn vị hữu cơ. Chẳng cái gì bị phân chia, mọi thứ đều là một. Nếu bạn nghĩ, nó bị phân chia, phân chia là do tâm trí áp đặt. Nếu không thì mọi thứ đều trộn lẫn nhau, quyện vào nhau, hợp nhất vào cái khác. Điều đó xảy ra vào mọi lúc. Bạn không thấy điều đó bởi vì bạn đã trở thành hoàn toàn mù quáng với lời.


Bạn ăn quả; quả trở thành máu bạn. Cây đã trộn lẫn vào trong bạn, biên giới bị mất đi. Và quả này có thể đã ở trong máu của nhiều người trước đó, nhiều con vật, nhiều cây cối, nhiều tảng đá. Năng lượng này, mà là quả đó, bao giờ cũng đã từng ở đó trong sự tồn
tại - tan chảy, hội nhập, nổi lên, đi từ cái này sang cái khác, đi qua mọi biên giới.

Quan sát bất kì hiện tượng nào. Quả trên cây, nó đang làm gì? Các nhà khoa học nói rằng quả đang làm phép màu. Nó đang biến đổi đất, nó đang biến đổi ánh mặt trời, nó đang biến đổi nước. Nó là phép màu, bởi vì bạn không thể ăn đất, bạn không thể ăn tia sáng mặt trời một cách trực tiếp. Quả này, quả táo, đang làm phép màu. Nó biến đổi mọi thứ và làm điều đó để cho bạn có thể hấp thu nó và nó trở thành máu bạn.

Và năng lượng này đã di chuyển bởi vì nó bao giờ cũng có đó. Toàn bộ năng lượng này vẫn còn như cũ, bởi vì không có đâu khác để đi, cho nên năng lượng này không thể nào kém đi hay nhiều hơn. Không gì được thêm vào cho vũ trụ, và không gì có thể bị xoá bỏ đi. Bạn sẽ đem nó đi đâu? Cái toàn bộ vẫn còn như cũ.
Mới ngày nào quả này mới chỉ là trong đất, bạn không thể ăn được nó. Quả này đã trong mặt trời, vitamin D đã trong mặt trời. Bây giờ quả đã hấp thu nó, bây giờ đất đã biến đổi - phép màu đã xảy ra: bùn nhão đã biến đổi thành quả ngon. Và bạn ăn nó, nó trở thành máu bạn. Máu bạn đang khuấy tung liên tục, nó tạo ra tinh dịch. Bây giờ tinh dịch được sinh ra, nó trở thành đứa trẻ nhỏ. Bây giờ
quả này, quả táo này, đã đi vào trong đứa trẻ. Các biên giới ở đâu? Cây đi vào trong bạn, mặt trời đi vào trong cây, đại dương đi vào trong cây, bạn đi vào trong đứa trẻ và điều này cứ diễn ra mãi...

Mọi thứ đều đang chuyển động. Hơi thở đang bên trong bạn sẽ ở trong tôi chút ít sau. Và hơi thở là cuộc sống, cho nên cuộc sống của bạn và cuộc sống của tôi không thể nào khác nhau được, bởi vì cũng hơi thở ấy bạn thở, thì tôi cũng thở. Tôi thở ra, bạn hít vào; bạn thở ra, tôi hít vào.
Trái tim bạn và trái tim tôi không thể rất khác nhau được. Chúng đang thở và đập với cùng đại dương của sức sống đang bao quanh. Tôi gọi đây là hơi thở tôi, nhưng vào lúc tôi gọi nó, thì nó không còn là của tôi nữa - nó đã di chuyển, nó đã đổi nhà, bây giờ nó là hơi thở của ai đó khác. Điều bạn gọi là cuộc sống của bạnthì không phải là của bạn. Nó không của ai cả, hay nó là của mọi người.
Khi ai đó nhìn vào thực tại, thế thì người đó thấy rằng cái toàn thể là một đơn vị hữu cơ. Mặt trời đang làm việc cho bạn, đại dương đang làm việc cho bạn, các vì sao đang làm việc cho bạn. Mọi người quanh khắp thế giới đang làm việc cho bạn và bạn đang làm
việc cho họ. Bạn sẽ chết đi và dòi bọ sẽ ăn thân xác bạn, bạn sẽ trở thành thức ăn cho chúng.
Bạn đang sẵn sàng, chín muồi để chết, để trở thành thức ăn cho ai đó khác. Và điều này phải là như vậy - bởi vì bạn đã làm bao nhiêu thứ thành thức ăn của mình, cuối cùng bạn phải trở thành thức ăn của chúng. Mọi thứ đều là thức ăn cho ai đó khác. Nó là một dây
chuyền... và bạn muốn níu bám lấy cuộc sống. Và quả táo, nó cũng muốn níu bám lấy cuộc sống; và lúa mì,lúa mì cũng muốn còn là bản thân nó. Thế thì cuộc sống sẽ dừng lại.

Cuộc sống sống qua cái chết. Bạn chết ở đây, ai đó trở nên sống ở kia; tôi thở ra, ai đó hít vào. Cũng giống như việc thở ra theo nhịp điệu, việc thở là cuộc sống và cái chết. Sống là hít vào, chết là thở ra. Khi bạn chín muồi, bạn sẽ rụng xuống đất. Thế thì dòi bọ sẽ ăn bạn và chim mồi sẽ tới và chúng sẽ tận hưởng bạn. Bạn đã hưởng nhiều thức ăn rồi, bây giờ đến lượt bạn sẽ được loài khác tận hưởng. Mọi thứ đều tan chảy, gặp gỡ, hội nhập. Cho nên tại sao phải lo nghĩ? Điều này sẽ xảy ra, điều này đã xảy ra rồi. Chỉ cái toàn bộ là sống, các cá thể là giả tạo. Chỉ cái tối thượng sống - tất cả những cái khác chỉ là những con sóng trong nó, chúng tới rồi chúng đi.

Khi người ta thấy thực tại chỉ ngay trước mũi, bỗng nhiên không có vấn đề gì, không lo âu, bởi vì cái toàn thể cứ sống dù bạn sống hay không. Thế thì cái chết của bạn không phải là vấn đề, thế thì cuộc sống của bạn cũng không phải là vấn đề. Bạn sẽ sống trong cái toàn thể trong nhiều, nhiều triệu cách. Đôi khi bạn sẽ là quả cây... đó là ý nghĩa của khái niệm Hindu về hàng triệu yonic. Đôi khi bạn trong con vật và đôi khi bạn trong sâu bọ và đôi khi bạn là cái cây và đôi khi bạn là tảng đá - và cuộc sống cứ tiếp diễn. Cho nên bạn là không ai cả, theo một nghĩa nào đó, và bạn là mọi người theo nghĩa khác. Bạn là cái trống rỗng theo nghĩa này và bạn tràn đầy theo nghĩa khác.

Bạn không hiện hữu theo nghĩa này và bạn là tất cả theo nghĩa khác - bởi vì bạn không tách rời.Tách rời đem lại lo âu. Nếu bạn lo âu, trong phiền não, điều đó có nghĩa là bạn đang nghĩ mình tách biệt - bạn đang tạo ra vấn đề một cách không cần thiết cho chính mình. Không cần thế, bởi vì cái toàn thể vẫn cứ sống; cái toàn thể không bao giờ chết, nó không thể chết được. Chỉ bộ phận mới chết đi, nhưng cái chết đó cũng không thực là chết, nó là tái sinh. Tại đây bạn chết đi, tại kia bạn sinh ra.

Yoga, Alpha và Omega

Nguồn Osho
====

Cha mẹ đang bảo con cái, "Bố mẹ yêu các con" - và họ là những người phá huỷ con cái mình. Họ là những người đem cho con cái mình đủ mọi loại định kiến, đủ mọi loại mê tín chết. Họ là những người đè nặng con cái mình bằng toàn thể đống rác rưởi mà nhiều thế hệ đã từng mang và từng thế hệ lại cứ truyền nó cho thế hệ khác. Sự điên khùng cứ tiếp diễn... trở thành như núi.

Vậy mà tất cả các cha mẹ vẫn cứ cho rằng họ yêu con cái mình. Nếu họ thực sự yêu con cái mình, họ sẽ không muốn con cái mình là hình ảnh của mình, bởi vì họ chỉ khổ chứ không gì khác. Kinh nghiệm về cuộc sống của họ là gì? Thuần khổ sở, đau đớn... cuộc sống đã không phải là phúc lành cho họ, mà là tai ương. Và dầu vậy họ vẫn muốn con cái mình giống như họ.

Tôi đã là khách trong một gia đình. Tôi ngồi trong khu vườn của họ vào buổi tối. Mặt trời đã lặn và lúc đó là buổi tối im lặng, thật đẹp. Chim bay về cây cối, và đứa trẻ nhỏ của gia đình đó đang ngồi bên cạnh tôi.

Tôi hỏi nó, "Cháu có biết cháu là ai không?"

Và trẻ con thì sáng tỏ hơn, cảm nhận hơn người lớn, bởi vì người lớn đã bị làm hư hỏng, biến chất, ô nhiễm với đủ mọi loại ý thức hệ, tôn giáo.

Đứa trẻ nhỏ đó nhìn tôi và nó nói, "Bác hỏi cháu một câu hỏi rất khó."

Tôi nói, "Khó gì trong đấy?"

Nó nói, "Khó là ở chỗ cháu chỉ là đứa trẻ con của bố mẹ cháu như cháu có thể nhớ, bất kì khi nào có khách tới, ai đó nói mắt cháu giống mắt bố cháu, ai đó nói mũi cháu giống mũi mẹ cháu, ai đó nói mặt cháu giống mặt bác cháu. Cho nên cháu không biết cháu là ai cả, bởi vì chẳng ai nói điều gì có vẻ giống cháu."

Nhưng đây là điều đang được làm cho mọi đứa trẻ. Bạn không để cho đứa trẻ một mình kinh nghiệm bản thân nó, và bạn không để cho đứa trẻ trở thành bản thân nó. Bạn cứ chất lên đứa trẻ những tham vọng không được thoả mãn của mình. Mọi cha mẹ đều muốn con mình là hình ảnh của họ.

Nhưng đứa trẻ có định mệnh của riêng nó; nếu nó trở thành hình ảnh của bạn thì nó sẽ không bao giờ trở thành bản thân nó. Và không trở thành bản thân mình, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy được mãn nguyện; bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thoải mái với sự tồn tại. Bạn bao giờ cũng sẽ trong hoàn cảnh bỏ lỡ cái gì đó.

Cha mẹ bạn yêu bạn, và họ cũng bảo bạn rằng bạn phải yêu họ bởi vì họ là bố bạn, họ là mẹ bạn. Đó là hiện tượng kì lạ và không ai dường như nhận biết về điều đó. Chỉ bởi vì bạn là mẹ không có nghĩa là đứa trẻ phải yêu bạn đâu. Bạn phải đáng yêu chứ; việc là mẹ của bạn là không đủ. Bạn có thể là bố, nhưng điều đó không có nghĩa là tự động bạn trở nên đáng yêu. Chỉ bởi vì bạn là bố không tạo ra cảm giác yên thương vô cùng trong đứa trẻ đâu. Nhưng điều đó lại được trông đợi... và đứa trẻ đáng thương không biết phải làm gì. Nó bắt đầu giả vờ: đó là cách thức có thể duy nhất. Nó bắt đầu mỉm cười khi không có nụ cười trong trái tim nó; nó bắt đầu biểu lộ tình yêu, sự kính trọng, lòng biết ơn - và tất cả những cái đó chỉ là giả dối.

Nó trở thành một diễn viên, kẻ đạo đức giả từ ngay lúc ban đầu, một chính khách.
VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐI QUA CUỘC ĐỜI


Tôi đã đi qua nhiều người, và nhiều người cũng đã đi qua tôi. Cái chúng tôi trao nhau có những khi nhiều hơn một ánh mắt, dài hơn một con đường, hân hoan hơn một thằng bé được nghỉ hè và đau đớn hơn cả người bộ hành ảo tưởng về một dòng sông. Có những người ở lại, và những người ra đi, có những người lại chỉ ngang qua như gió thoảng…

Cái sự đến và đi, đôi khi ngỡ ngàng hơn chúng ta thường nghĩ. Cuộc đời con người vốn có nhiều cái giật mình, và một trong số đó là cái giật mình thảng thốt khi ta đánh rơi những cái vốn tin rằng sẽ mãi mãi bên cạnh. Người đời thường nói, chỉ đến khi mất đi, ta mới biết rằng mình đã có. Có lẽ vì vậy nên có những người đã được sắp xếp đến bên cuộc đời, chỉ để ta biết rằng cái giá của nuối tiếc chỉ được đánh cược trong một giây ta hờ hững. Có những người tôi chọn đứng cạnh, và những người tôi rời bỏ (bỏ rơi?).

Tôi sống chưa đủ lâu, nhưng cuộc sống của những người trẻ tự cho mình quyền vấp váp tin rằng đã đủ để biết được ai là người xứng đáng để mình tin. Chọn lựa một ánh mắt trong hàng triệu ánh nhìn ta bắt gặp trên đường để đi cùng nhau chẳng phải một điều dễ, cớ gì để không học lấy cách mà nâng niu? Nhưng cuộc đời vốn không giản dị như cách người này tặng người kia một viên kẹo đường, rồi mỉm cười tin rằng bây giờ và vĩnh viễn về sau trên môi luôn ngọt ngào đến thế. Đã qua rồi cái tuổi tin rằng chỉ cần mình sống tốt, và cuộc sống sẽ cười. Cái tốt của mình, còn phải đặt trong hàng ngàn cái tốt khác nữa, có khó quá hay không? Để một người đi qua cuộc đời, suy cho cùng vẫn luôn là một điều đáng tiếc, dù họ có mang đến cho chúng ta điều tồi tệ thế nào đi chăng nữa. Một bàn chân đi qua, thì kỉ niệm vẫn còn đó, vết thương còn đó, nỗi buồn và cả niềm vui vẫn ở đó, dù thời gian có đi dài đến bao nhiêu… Chỉ là nước mắt mặn thêm, niềm tin bé lại, và ánh nhìn cuộc sống chậm rãi hơn.

Có một ngày, một người quan trọng nào đó cũng sẽ rời bạn mà đi. Cái trách lòng người phụ bạc không nên là cái trách đầu tiên. Nếu muốn ăn năn, hãy tự nhắc đến cái nỗi vô tâm, rong chơi dài rộng của bản thân, dù là vì lý do gì đi nữa mà họ để bạn lại một mình. Cứ tự trách mình rằng sao không yêu cho đủ, sao không sống thật hết lòng… Không có niềm tin nào là không xứng đáng, chỉ là mình có đặt nhầm chỗ hay không? Nhiều khi chỉ ước cái nỗi vô tâm nhỏ như hạt cát, cái sự bận tâm về những điều day dứt còn bé hơn nỗi vô tâm. Trước sau, tôi đã khóc, đã cười, đã sống, đã ngất nhiều giữa những mối quan hệ. Và rồi tôi lớn lên. Tôi vẫn đang và sẽ vui, đang và sẽ buồn với những cái gặp mặt mà cuộc đời sắp xếp. Chỉ mong rằng, người cần tôi, tôi đến, người tôi cần, đừng đi.
NÓI LỜI VU KHỐNG BỊA ĐẶT, BỊ ÁC BÁO TRONG GANG TẤC

Người xưa nói “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Mỗi người khi mở miệng nói, nếu dùng lời thiện, thì miệng như những đóa hoa sen tỏa hương thơm ngát; còn lộng ngôn, nói lời bịa đặt ác độc, thì có thể làm đả thương sát hại tính mệnh của người ta, cũng bởi vậy mà ác báo đến trong gang tấc.
Nói dùng lời thiện, thì miệng như những đóa hoa sen tỏa hương thơm ngát. (Ảnh: Internet)

Từ xưa đến nay, “giới sắc” là là việc vô cùng trọng yếu khi làm người, người giữ mình trong sạch thì được trời bảo hộ, người ham mê nữ sắc phóng túng dục vọng thì làm tổn hại âm đức. Thời xưa là phi thường coi trọng người phụ nữ ‘danh tiết’, cho nên đối với việc vu khống đặt điều về phương diện này là việc ngàn vạn lần không thể làm, nếu không sẽ khó tránh khỏi báo ứng.

Dưới đây là 2 ví dụ rành rành, đủ để cảnh tỉnh người đời:

Nói xấu người khác khiến Lôi Đình phẫn nộ
Lý Thúc Khanh là một viên quan thanh liêm chính trực, cao minh sáng suốt, được mọi người mến mộ. Đồng sự Tôn Nham thấy vậy thì vô cùng khó chịu, tâm ghen tức tật đố nổi lên, nhưng mà tìm mãi không thấy được nhược điểm của đối phương. Tôn Nam không còn kế sách nào, để phỉ báng Lý Thúc Khanh, thế là bèn bịa đặt vu khống, gieo rắc lời đồn, nói với mọi người: “Lý Phúc Khanh không có kỳ danh, ta xem hắn không bằng heo bằng chó”.

Mọi người nghe xong thì ngạc nhiên, vội vàng hỏi nguyên do. Tôn Nham bèn bịa đặt vô căn cứ rằng: “Lý Thúc Khanh cùng với em gái của vợ dâm tư thông gian với nhau, đồi phong bại tục, các ngươi nghĩ xem, làm như vậy có phải là gười không?”. Lời đồn này vừa ra, cả vùng đã ồn ào huyên náo.

Việc này rất nhanh đã đến tai Lý Thúc Khanh, ông muốn biện bạch thanh minh, nhưng không nói nổi mồm miệng thiên hạ. Chuyện không minh bạch nên đành phải chịu vũ nhục trong lòng, ngày ngày tích tụ, tức giận không chịu nổi, kết quả uất ức mà chết.

Em gái của vợ ông sau khi nghe lời đồn này, cũng vô cùng là kinh hãi. Nhưng không còn chỗ nào để giải oan, bội phần xấu hổ, cảm thấy không còn mặt mũi nào để sống trên đời, cuối cùng treo mình tự sát.

Sau khi chết uổng hai mạng người, qua vài ngày, trời bỗng nổi cơn dông lớn dị thường. Tôn Nham bị lôi điện kéo đi, lôi đến cửa nhà Lý Phúc Khanh, đang nhiên bị sét đánh chết, trước khi chết tiếng kêu rên thống khổ khiến mọi người phải chạy tới xem. Điều đáng nói nữa là, sau khi thi thể Tôn Nham được chôn cất xong, chuyện lạ lại xảy ra! Trời phóng sấm sét, lần thứ hai giáng xuống chỗ quan tài, cả phần mộ bị phá hủy, còn thi thể Tôn Nham thì bị vụn nát bay cả ra ngoài.

Phỉ báng quả phụ, vận rủi khó tránh
Năm Nhâm Tử, ở tỉnh Chiết Giang có một trường thi. Một đêm nọ bỗng có một người phụ nữ đi tới đi lui, thỉnh thoảng gọi Đông Dương Vương Nhị, tiếng gọi rất thê lương. Mọi người nghe thấy thì rất khiếp đảm, có người mạnh dạn cầm đèn đi soi, nhưng không thấy bóng dáng nào.

Tìm kiếm trong trường thi, quả nhiên có một người thí sinh tên là Vương Nhị, mọi người bèn hỏi hắn là sự tình gì, vì sao trong trường thi lại xuất hiện quỷ hồn?

Vương Nhị nhất thời nghẹn lời, cố gắng nhớ lại một hồi, mới ngập ngừng ấp úng nói: “Mấy năm trước tôi từng với mấy người họ hàng bên vợ cùng nhau nói chuyện phiếm, nói đến chuyện một người quả phụ trong vùng thủ tiết, quyết không đi thêm bước nữa. Tôi nói rằng tôi còn lâu mới tin chuyện này! Rồi thuận mồm bịa đặt một ít chuyện tai tiếng của cô ta. Sau đó mọi người bàn tán xôn xao, thêm mắm thêm muối chê bai báng bổ. Về sau chuyện đã đến tai người quả phụ kia, cô ấy chịu không nổi, uất ức mà chết”.

Vương Nhị kể xong chuyện này, trong lòng cảm thấy kinh hãi, cả người nổi da gà, không dám tiếp tục ở lại trường thi nữa, liền gói ghém đồ đạc rồi vội rời đi. Không ngờ trên đường đi, không hiểu vì sao bị ngã sấp xuống, được mọi người đưa về nhà nghỉ ngơi. Tuy rằng vết thương của anh ta không nặng lắm, nhưng đến sáng sớm ngày thứ hai đã qua đời.
QUÀ TẶNG TÂM HỒN: CHUYỆN VỀ NGƯỜI ĐÀN ÔNG NHẬP CƯ NƯỚC ĐỨC

Đôi khi chỉ một câu chuyện bất chợt xảy ra bên đường với một con người hoàn toàn lạ lẫm, nhưng thử ngẫm lại, có khi nó còn hơn cả một bài học mà bạn phải bỏ tiền ra để học tại trường.
Câu chuyện về một người nhập cư nước Đức. (Ảnh: Internet)

Bài học về cuộc sống, đó là thứ mà sẽ chẳng ai có thể dạy cho bạn nếu không được tận mắt chứng kiến và được nó truyền nguồn cảm hứng cho chính mình.

Cũng giống như câu chuyện của một bạn du học sinh tại Pháp đã học được và muốn chia sẻ ngay sau đây.

“Câu chuyện về một người nhập cư nước Đức…”

Sau học kỳ 1 ở thủ đô châu Âu Strasbourg tại Pháp, và học kỳ 2 tại thành phố sinh viên Göttingen nằm ở trung tâm nước Đức, tôi xách ba lô và “Bắc tiến” đến Thuỵ Điển cho kỳ học thứ 3. Một vali to gần 30kg và 1 vali nhỏ 12kg rồi 1 ba lô nặng trên vai là ác mộng trong suốt chuyến đi xe buýt đường dài từ Hambourg tới Stockholm.

Tôi đi tàu từ Göttingen đến Strasbourg mà không cần bê vác vì hành khách trên xe đều nhiệt tình giúp đỡ ngay cả khi tôi chưa cất lời đề nghị. Khi xuống tàu tại Hambourg, trong lúc loay hoay tìm thang máy thì tôi mới phát hiện, vali to bỗng dưng khó kéo bởi 2 bánh xe đã hỏng lúc nào không hay.

Tôi chỉ còn cách là đẩy vali to mà không kéo cho nhanh và đỡ mệt. Trước mặt tôi là thang cuốn, chỉ vài chục giây là lên đến tầng 2 rồi tôi sẽ phải đi bộ tiếp tìm bến xe buýt.

Nhưng đi thang cuốn sẽ là mạo hiểm, vì với 2 vali không cân xứng, tôi có thể ngã bất cứ lúc nào nếu vali to bị lọt xuống bậc dưới, và nếu tôi ngã, thì hiệu ứng domino có thể làm những hành khách đi sau gặp nạn.

Bất chợt, tôi hỏi 1 nhân viên an ninh tại nhà ga: “Xin lỗi bác, cháu muốn hỏi thang máy ở chỗ nào ạ?”

“Ở đằng kia, bên tay trái” – bác nhân viên an ninh chừng 50 tuổi trả lời.

Tôi định đẩy vali to và kéo vali nhỏ đi thang máy sau khi cảm ơn bác thì bác nói: “Để bác giúp cháu đi luôn thang cuốn này cho nhanh”.

Tôi ái ngại vì vali của tôi vừa to vừa nặng, nhưng bác ra hiệu: “Không sao đâu”.

Thế rồi bác kéo giúp tôi chiếc vali to. Khi lên đến nơi tôi cám ơn rối rít rồi nhanh chóng đi về phía bến xe buýt.

Tôi khệ nệ đẩy vali được 1 quãng chừng 100m thì bác chạy tới, vỗ vai: “Này cháu, sao cháu không kéo mà cứ đẩy thế?”

Tôi thật thà trả lời: “Dạ, cháu biết là phải kéo, nhưng bánh xe va li hỏng mất rồi”.

Bác nhìn vali một hồi, rồi hỏi tôi: “Cháu đi đâu?”

Cháu đi đến bến xe buýt đường dài để bắt xe đến Stockholm, nhưng cũng không vội ạ, còn 1 tiếng nữa xe mới đến.

Không một chút suy nghĩ, bác quay ra nói với đồng nghiệp, rằng bác cần phải đi vài phút để giúp tôi. Và bác dẫn tôi ra bến xe buýt cách đó 500m.

Bác giúp tôi tìm nơi xe sẽ đậu, rồi nhanh chóng đi về nhà ga.

Tôi vẫn kịp níu bác lại để nói lời cảm ơn:

“Cháu cảm ơn bác nhiều lắm, bác tốt quá ạ. Thực ra bác không cần phải làm như vậy. Cháu cũng biết bác đang trong ca làm việc ở nhà ga mà”.

Bác cười hiền từ rồi chỉ vào dòng chữ trên áo: Sicherheit (an ninh).

“Cháu hiểu chữ này phải không? Bác làm nhiệm vụ an ninh, tức là đảm bảo cho hành khách được an toàn. ­Nếu bác biết chắc hành khách sẽ gặp rủi ro với cái vali như thế này, làm sao bác yên tâm được? Thế cho nên giúp cháu cũng là nhiệm vụ của bác”.

Tôi tiếp lời:

“Cháu hiểu. Nhưng cháu phải cảm ơn bác. Cháu đã ở châu Âu một thời gian và cháu biết, không phải ai cũng làm việc chu đáo, không phải ai cũng hết lòng vì nhiệm vụ như bác đâu”.

Bác từ tốn đáp lại:

“Bác là người nhập cư 20 năm nay, bác vốn là người Thổ Nhĩ Kỳ. Khi bác đến, nước Đức đã không đuổi bác đi, cho bác cơ hội làm việc và cũng đối xử tốt với bác. Nên giờ đây, bác chỉ còn cách cảm ơn nước Đức bằng việc hoàn thành công việc của mình. Giờ bác phải đi đây. Không thể để đồng nghiệp làm thay bác nhiều việc khác được”.

Mắt tôi đã ươn ướt. Không phải vì xa nước Đức mà còn vì vừa gặp được 1 tấm lòng nhân hậu đáng khâm phục. Chỉ cần mỗi người tận tâm tận trách trong công việc thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn biết mấy.
TRÊN ĐỜI NÀY MÃI MÃI CÓ MỘT NGƯỜI CHỜ ĐỢI BẠN!
Dù bạn có đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, sai hay đúng “người đó” vẫn mãi mãi bên bạn và yêu bạn.

Đạo Phật là đạo hiếu hay tâm hiếu là tâm Phật, vì đức Phật thường khen ngợi những người con hiếu thảo. Đức Phậtthường nói rằng, sở dĩ ta tu hành thành Phật là nhờ công ơncha mẹ, nếu không có mẹ sinh, cha nuôi dưỡng thì làm sao ngày hôm nay ta mới được thành Phật.

Trong kinh Phật dạy: “Mẹ hiền còn gọi là giàu có, mẹ hiền mất đi gọi là nghèo khổ. Mẹ hiền còn là mặt trời mọc giữa trưa, mẹ hiền mất đi là mặt trời lặn buổi chiều. Mẹ hiền còn như đêm trăng sáng, mẹ hiền mất đi như đêm tối không trăng”. NgườiPhật tử chân chính, khi cha mẹ còn hiện tiền thì ta phải có lòngcung kính hiếu dưỡng để cho cha mẹ được vui lòng.

Bạn đã bao giờ bạn thực sự quan tâm đến cha mẹ bạn? Nếu cha mẹ bạn vẫn còn sống nhớ hãy đọc bài viết này, dù bạn có sống chung với họ.


Nếu một ngày bạn thấy trong bếp mẹ dọn không còn sạch như trước;

Nếu một ngày bạn nhìn thấy những món ăn mẹ nấu không còn sạch sẽ cầu kỳ nữa;

Nếu một ngày bạn thấy nồi niêu xoong chảo không còn sáng bóng nữa;

Nếu một ngày bạn thấy hoa và cây cảnh của cha đang dần bị bỏ rơi;

Nếu một ngày bạn thấy tủ quần áo bị bao phủ đầy bụi;

Nếu một ngày bạn thấy rằng mẹ nấu ăn quả thực quá mặn;

Nếu một ngày bạn thấy rằng cha mẹ thường quên tắt đèn;

Nếu một ngày bạn tìm thấy những thói quen của cha mẹ không còn nữa, hay là khi họ không còn muốn đi tắm mỗi ngày;

Nếu một ngày bạn thấy rằng cha mẹ không ăn được trái cây giòn và rau xanh nữa;

Nếu một ngày bạn thấy rằng cha mẹ thích ăn rau nấu nhừ một chút;

Nếu một ngày bạn thấy rằng cha mẹ thích ăn cháo;

Nếu một ngày bạn thấy rằng những hành động và phản ứng của họ chậm hơn rồi;

Nếu một ngày bạn nhìn thấy khi ăn cơm cha mẹ ho không ngừng, đừng lầm tưởng rằng họ đang bị cảm mạo hay bị ho thông thường…

Nếu một ngày bạn thấy họ không còn thích ra ngoài …


Nếu có một ngày như vậy, tôi muốn nói với bạn rằng, bạn phải chấp nhận rằng cha mẹ bạn đã già, đã thực sự cần đế sự quan tâm chăm sóc của con cái rồi. Nếu bạn không thể chăm sóc, bạn nên tìm một người nào đó để chăm sóc cho họ, và hãy thường xuyên quan tâm đến họ, không để họ cảm thấy bị bỏ rơi.

Ai trong chúng ta rồi cũng đến lúc phải già đi, cha mẹ sẽ già trước chúng ta, chúng ta nên đổi vị trí với họ mà suy ngẫm và chăm sóc cho họ, như vậy mới có thể kiên trì và không cảm thấy phiền phức. Khi cha mẹ không thể tự chăm sóc cho bản thân, phận làm con phải nên chú ý, việc đại tiểu tiện của họ sẽ không tự kiểm soát được hoặc còn nhiều việc họ đều không tự làm được nữa. Khi trong phòng có mùi hôi tanh, bản thân họ có thể không ngửi thấy, xin đừng bao giờ phàn nàn sao họ bẩn sao họ hôi, phận làm con là giúp họ dọn dẹp, và đừng làm tổn thương “lòng tự trọng” của họ.

Khi họ không còn muốn tắm, hãy dành thời gian để tắm cho họ, bởi vì bản thân họ tự tắm cũng không sạch được. Khi chúng ta dùng bữa, xin vui lòng chuẩn bị cho họ một phần ăn thật nhừ, bởi vì răng họ có lẽ không còn nhai được nữa.

Từ khi chúng ta sinh ra, ai bón cho ăn, ai thay tã? Khi ốm đau bệnh tật ai chăm sóc, ăn uống học hành sách vở ai lo cho? Ai là chỗ dựa của bạn trong cuộc sống? Nếu một ngày họ thực sự không thể đi được nữa, khi vai diễn đều đảo ngược trở lại bạn có thể diễn vai diễn đó được không?

Phận làm con là chăm sóc cha mẹ, như tương lai muốn con cái chăm chúng ta. Lòng hiếu thảo là phải kịp thời và đúng lúc.
HÃY NHỚ ÔNG TRỜI ĐÃ CÓ SẮP ĐẶT KHÁC ĐANG CHỜ BẠN, ĐỪNG THẤY CHUYỆN KHÔNG VUI MÀ NẢN LÒNG
Mọi thứ bắt đầu từ duyên phận, kết thúc cũng lại do duyên phận. Khó có ai trong đời chưa một lần thốt lên cái câu quen thuộc: “Thôi thì cái duyên cái số”, hay “Duyên phận đã định rồi”.

Mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó, đó là để tặng cho ta một bài học nào đó.

Dù ta đến nơi nào, gặp phải những ai, hay vấp phải bao nhiêu thử thách, thì đó đều là những người ta cần phải gặp, là những sự việc ta cần trải qua.

Sẽ có người mang đến cho ta cơ hội, vì vậy hãy học cách trân trọng và nắm bắt.

Chẳng phải người thành đạt nào cũng từng có lần vấp ngã? Nếu không có người cổ vũ, không có người giúp đỡ, cũng không có ai hỏi han ân cần, vậy khi khó khăn qua đi chính là lúc ta trưởng thành, và khi khó khăn qua đi, phía trước lại là một bầu trời rực sáng.

Dù cuộc sống có “bất công” đối với ta… thì hãy cứ nỗ lực, can đảm, và hy vọng. Bởi người duy nhất luôn ở bên và giúp đỡ ta khi hoạn nạn là bản thân chúng ta.


Vạn sự tùy duyên

Duyên trong thế nhân có rất nhiều loại. Trong biển người mênh mông ấy, có thể gặp gỡ quen biết và hiểu nhau thì cố nhiên là một loại duyên khiến người ta phải quý trọng. Nhưng trong cuộc sống, càng nhiều duyên chính là gặp những người thoáng qua trên đường, cùng người qua đường tránh mưa dưới mái hiên hay cùng đứng dưới trạm xe buýt chờ xe. Tất cả những người đó đều là có duyên với chúng ta. Cho dù là trong đại dương mênh mông, hai con cá bơi lội rồi vô tình gặp nhau, cũng là đều bởi vì trong sinh mệnh của chúng có duyên.

Nhân sinh tùy duyên

Nhân sinh nên tùy duyên, thuận theo duyên. Thuận theo không phải là đi theo, tùy tùng mà là thuận theo một cách tự nhiên. Duyên không thể dùng cưỡng cầu mà được. Không phải mỗi người đều có duyên, cũng không phải cứ tìm kiếm là sẽ “bắt được” duyên. Chúng ta thường nghe thấy câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”. Người khác quốc gia, cách hàng ngàn cây số, người xa lạ chỉ cần nhìn thấy nhau, nở một nụ cười thì đã là có duyên.

Trong hành trình của cuộc đời, chúng ta gặp rất nhiều người khác nhau rồi cuối cùng họ trở thành “khách qua đường”, cũng có người trở thành người quen biết, bạn thân, thậm chí là người yêu. Đời người có quá nhiều điều không thể biết, chỉ một ý niệm trong đầu, một lần quyết định sẽ có thể nắm được hoặc bỏ qua một lần “duyên”. Tiếp nhận một ai, một điều gì đều là vì duyên, mà bỏ qua cũng là vì duyên. Hết thảy đều là do duyên đã định trước, trong sinh mệnh là như vậy và trong cuộc sống cũng là như thế.


Thuận theo duyên (tùy duyên) là một loại trí tuệ. Mọi sự tùy duyên, duy trì một tâm thái bình thản chính là cảnh giới cao nhất của đời người. Chỉ cần thuận theo duyên thì cho dù là bầu trời trong xanh hay u ám, đường đời gập ghềnh hay bằng phẳng, trong lòng vẫn sẽ bình thản và thảng đãng. Trong thời gian có hạn của cuộc đời, biết tùy duyên, quý trọng duyên thì càng sống được rộng rãi và giải thoát.

Thời gian chỉ là phông nền cho cuộc sống để ta không ngừng nâng cao tài năng và tu dưỡng nhân cách.

Cho dù bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, thì hãy yêu và đón nhận. Hãy học hỏi nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn, và mở rộng tấm lòng để cảm nhận nhiều hơn. Đừng thu mình trong vỏ ốc của bản thân mà hãy cải thiện chính mình.

Thuận theo tự nhiên mà sống, đừng nên đắm mình trong quá khứ, cũng không nên luống cuống đi tìm tương lai, như vậy bạn sẽ luôn vui vẻ và lạc quan để sống. Nếu gặp phải khó khăn, hãy mạnh mẽ; Nếu gặp chuyện không như ý, hãy tin rằng ông Trời đã có sắp đặt khác; Và nếu gặp phải trắc trở, hãy tự nhủ bạn cần phải can đảm và kiên trì.

Hãy luôn sống vui vẻ và hạnh phúc, bởi tất cả khó khăn chỉ là khảo nghiệm. Tất cả những mất mát sẽ được bù đắp vào một lúc nào đó, và chỉ có tin vào chính mình thì thời gian mới không bỏ rơi ta…
KHÔNG TỨC THỊ CÓ, CÓ TỨC THỊ KHÔNG - TÂM KINH OSHO


Bạn đã bao giờ ở trong ngôi nhà trống rỗng hoàn toàn chưa?

Bạn sẽ thấy rằng cái trống rỗng như là sự hiện diện; nó rất hữu hình, bạn gần như có thể chạm vào nó.

Đó là cái đẹp của ngôi đền hay nhà thờ hay đền Mô ha mét giáo - cái rỗng không thuần khiết, chỉ là trống rỗng.

Khi bạn đi vào ngôi đền, cái bao quanh bạn là cái không.. Nó là sự trống rỗng mọi thứ, nhưng chỉ là sự trống rỗng.

Trong cái trống rỗng đó một cái gì đó vẫn hiện diện - nhưng chỉ hiện diện cho những người có thể cảm thấy nó, người đủ nhạy cảm để cảm thấy nó, người đủ nhận biết để thấy nó.

Những người chỉ có thể thấy đồ vật sẽ nói, “Cái gì có đó nào? Chẳng có gì cả.”

Những người có thể thấy cái không sẽ nói, “Tất cả là ở đây, bởi vì không có gì là ở đây.”

Sự đồng nhất của ‘có’ và ‘không’ là bí mật của cái không.

Để tôi nhắc lại nó; điều đó là rất cơ bản đối với cách tiếp cận của Phật: cái không thì không đồng nhất với ‘không’, cái không là sự đồng nhất của ‘có’ và ‘không’, nơi các cực không còn là các cực nữa, nơi các phía đối lập không còn là đối lập nữa.

( Trích : OSHO - TÂM KINH )
CÔ BÉ NGHÈO TRẢ LẠI TỶ PHÚ CHIẾC CẶP QUÝ, 30 NĂM SAU CON TRAI ÔNG LÀM 1 VIỆC KHÔNG NGỜ

Vào một buổi tối mùa đông cách đây hơn 30 năm, tại thủ đô Washington của nước Mỹ, một quý bà không may đánh rơi chiếc cặp tài liệu trong bệnh viện. Chồng của quý bà là một thương nhân giàu có. Ông đã vội vã quay lại bệnh viện giữa đêm hôm để tìm kiếm, bởi vì trong chiếc cặp không chỉ là rất nhiều tiền mà còn có cả một tập tài liệu mang thông tin mật của thị trường tài chính.

Vị thương nhân đang đảo mắt tìm kiếm thì thấy một đứa trẻ rách rưới đứng ở hành lang bệnh viện. Cô bé đứng dựa vào tường, người vẫn còn co rúm trong bộ quần áo mỏng manh. Và trên tay cô bé chính là chiếc cặp mà vợ ông đánh mất.


Cô bé tên là Xi Yada, đang cùng mẹ điều trị ở phòng cấp cứu trong bệnh viện. Tính mệnh mẹ cô bé vô cùng nguy cấp, tất cả tài sản trong nhà đều đã bán sạch, vậy mà ngay cả tiền viện phí một đêm ở bệnh viện họ cũng không đủ để thanh toán. Không có tiền, ngày mai mẹ Xi Yada sẽ phải rời khỏi nơi đây. Xi Yada bất lực đi lại trong hành lang bệnh viện, cầu nguyện Chúa sẽ bảo hộ cho mẹ mình. Lúc ấy có một người phụ nữ sang trọng từ trên lầu bước xuống, bà đã đánh rơi chiếc cặp da màu đen ngay trước mặt Xi Yada. Có lẽ trong tay vẫn còn nhiều đồ vật khác nên bà không biết chiếc cặp bị đánh rơi. Lúc này trên hành lang chỉ có mình Xi Yada, cô bé chạy lại nhặt chiếc cặp và vội vàng đuổi theo người phụ nữ, nhưng khi Xi Yada ra đến cửa thì người phụ nữ đã bước lên chiếc xe hơi rồi đi mất.


Xi Yada mang theo chiếc cặp trở lại phòng. Khi vừa mở ra, cả hai mẹ con cô bé đều giật mình sửng sốt khi nhìn thấy bên trong là một khoản tiền rất lớn. Trong giây phút đó, họ hiểu rằng số tiền này đủ để trả toàn bộ viện phí, cứu được mẹ con họ qua cơn nguy kịch. Nhưng mẹ Xi Yada đã không làm vậy mà yêu cầu con gái mình đem chiếc cặp ra hành lang đứng đợi người đánh mất quay lại. Bà nói: “Người đánh mất tiền có lẽ rất lo lắng sốt ruột, việc cần làm nhất trong đời người chính là giúp đỡ người khác, biết nghĩ cho người khác. Việc không nên làm nhất chính là tham lam tiền bạc bất nghĩa.”

Tuy nhận được sự giúp đỡ tận tình của vị thương nhân, nhưng sau cùng mẹ của Xi Yada cũng ra đi, để lại một mình cô bé bơ vơ trên cõi đời này. Hai mẹ con Xi Yada không chỉ trả lại vị thương nhân toàn bộ số tiền, mà quan trong hơn tất cả, đó là bộ tài liệu mật đã quyết định sự thành công của ông trên thị trường tài chính. Chính điều ấy đã giúp vị thương nhân sau này trở thành một đại gia giàu có.

Sau khi mẹ Xi Yada qua đời, vị thương nhân đã nhận Xi Yada về nuôi, tạo điều kiện cho cô ăn học và trưởng thành. Sau này khi đã hoàn thành chương trình đại học, Xi Yada lại giúp đỡ ông xử lý công việc. Tuy ông không cho Xi Yada bất cứ chức vụ cụ thể nào, nhưng trong thời gian dài thực tập và trợ giúp cho ông, cô đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá. Xi Yada cũng trở thành nhân tài trên thương trường, giúp đỡ vị thương nhân trong các thương vụ làm ăn và định hướng phát triển cho đến những năm cuối đời.

Khi vị thương nhân trải cơn nguy kịch, ông đã để lại một bản di chúc viết rằng:

“Trước khi gặp hai mẹ con Xi Yada, tôi đã là một người rất nhiều tiền. Nhưng đứng trước mặt hai mẹ con nghèo khổ, dù bệnh tật vẫn từ chối khoản tiền lớn để cứu chính mình, tôi mới phát hiện họ chính là những người giàu có nhất. Họ có một phẩm chất đạo đức cao thượng, đây cũng chính là điều mà một thương nhân như tôi không có được. Tiền bạc mà tôi kiếm, đa phần là do tranh đấu giành giật mà có. Họ đã khiến tôi cảm nhận được một chân lý: Tài nguyên quý giá nhất của đời người chính là phẩm hạnh.

Tôi nhân nuôi Xi Yada không phải là đền ơn đáp nghĩa, cũng không phải vì đồng cảm. Mà là vì tôi muốn mời một tấm gương làm người về. Có Xi Yada bên cạnh, cô bé giúp tôi nhắc nhở bản thân mình trên thương trường, những việc nào nên và không nên làm, đồng tiền nào nên và không nên kiếm. Đây chính là nguyên nhân tạo nên thành công của tôi những năm sau này, giúp tôi trở thành một tỷ phú. Sau khi tôi chết, toàn bộ tài sản của tôi đều để lại cho Xi Yada kế thừa, đây cũng không phải là một món quà, mà là vì tôi mong muốn sự nghiệp của tôi được phát triển huy hoàng hơn nữa.

Tôi cũng tin tưởng đứa con thông minh của tôi hiểu được dụng tâm khổ ý này.”


Sau khi từ nước ngoài trở về, người con trai của vị thương nhân lập tức ký ngay vào bản kế thừa tài sản cho Xi Yada mà không mảy may do dự: “Tôi đồng ý cho Xi Yada kế thừa toàn bộ di sản của cha tôi để lại, đồng thời mong muốn Xi Yada sẽ làm vị hôn thê của tôi.”


Xi Yada ngẩn người vì bất ngờ. Cô suy nghĩ một lúc rồi cũng ký tên: “Tôi chấp nhận kế thừa toàn bộ di sản của tiền bối để lại, bao gồm cả con trai ngài.”

Có một câu nói rằng: Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.

Những gì bạn làm cho người khác cũng chính là làm cho bản thân mình. Vì vậy, những gì bạn mong muốn có được thì cũng đừng ngần ngại trao đi. Nếu như bạn mong muốn những người bạn chân tình, vậy bạn hãy đối xử chân thành với mọi người. Nếu như bạn muốn vui vẻ, hãy chia sẻ niềm vui tới mọi người xung quanh.

Cuộc sống bớt đi một chút vị tư, dành nhiều thêm một chút quan tâm cho người khác, làm được như vậy, cuộc sống của chúng ta sẽ tràn đầy sức sống, niềm tin và hy vọng.

Theo Đại Kỷ Nguyên
LÁ THƯ TỪ THẾ GIỚI BÊN KIA
Bác sĩ Alizabeth Kubler Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết: "Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được".


Sau đây là tài liệu được trích lại từ cuốn La revue spirite:

Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng có một linh hồn tồn tại sau khi chết vì thể xác chỉ là sự kết hợp của các vật chất hữu cơ và trí thông minh chẳng qua chỉ là sản phẩm của các tế bào thần kinh. Khi thể xác đã hư hoại thì trí thông minh cũng không thể tồn tại. Một hôm khi bàn chuyện với các con về đề tài đời sống sau khi chết, ông hứa sẽ liên lạc với các con nếu quả thật có một đời sống bên kia cửa tử. Cậu con trai Piere Desrives, cũng là một y sĩ, đã nói: "Nếu đã chết, làm sao cha có thể liên lạc với con được?" Bác sĩ Henri suy nghĩ một lúc rồi trả lời: "Cha không tin có một đời sống hay cõi giới nào ngoài đời sống này nhưng nếu sau khi chết mà cha thấy được điều gì thì cha sẽ tìm đủ mọi cách để liên lạc với các con". Vài năm sau, bác sĩ Desrives từ trần, các con ông vì bận việc nên cũng không để ý gì đến buổi bàn luận đó nữa.

Khoảng hai năm sau, một nhóm nhân viên làm việc trong bệnh viện lập bàn cầu cơ chơi, bất ngờ cơ bút đã viết: "Xin cho gọi bác sĩ Piere Desrives đến vì tôi là cha cậu đó và tôi có mấy lời muốn nhắn nhủ với các con tôi". Được thông báo, bác sĩ Piere không tin tưởng mấy nhưng nhớ lại lời dặn của cha, ông bèn gọi các em đến tham dự buổi cơ bút này. Một người cầm giữ đầu một sợi dây, đầu kia cột vào một cây bút chì và chỉ một lát sau cây bút đã tự động chạy trên các trang giấy thành một bức thư như sau:

Các con thân mến,
Cha rất hài lòng đã gặp đủ mặt các con nơi đây. Gần một năm nay, cha có ý trông đợi để kể cho các con về những điều ở cõi bên này mà cha đã chứng kiến nhưng không có cơ hội.

Như các con đã biết, hôm đó sau khi ở bệnh viện về, cha thấy trong người mệt mõi lạ thường, cha bèn lên giường nằm và dần dần lịm đi luôn, không hay biết gì nữa. Một lúc sau cha thấy mình đang lơ lửng trong một bầu ánh sáng trong suốt như thủy tinh. Thật khó có thể tả rõ cảm tưởng của cha khi đó, nhưng không hiểu sao cha thấy trong mình dễ chịu, linh hoạt, thoải mái chứ không bị gò bó, ràng buộc như trước. Các con biết cha bị phong thấp nên đi đứng khó khăn, vậy mà lúc đó cha thấy mình có thể đi đứng, bay nhảy như hồi trai tráng. Cha có thể giơ tay giơ chân một cách thoải mái, không đau đớn gì. Đang vẫy vùng trong biển ánh sáng đó thì bất chợt cha nhìn thấy cái thân thể của cha đang nằm bất động trên giường. Cha thấy rõ mẹ và các con đang quây quần chung quanh đó và phía trên thân thể của cha có một hình thể lờ mờ trông như một lùm mây màu xám đang lơ lửng. Cả gia đình đều đang xúc động và không hiểu sao cha cứ thấy trong mình buồn bực, khó chịu. Cha lên tiếng gọi nhưng không ai trả lời, cha bước đến nắm lấy tay mẹ con nhưng mẹ con không hề hay biết và tự nhiên cha ý thức rằng mình đã chết. Cha bị xúc động mạnh, nhưng may thay lúc đó mẹ con và các con đều lên tiếng cầu nguyện, tự nhiên cha thấy mình bình tĩnh hẳn lại như được an ủi. Cái cảm giác được đắm chìm trong những lời cầu nguyện này thật vô cùng thoải mái dễ chịu không thể tả xiết. Lớp ánh sáng bao quanh cha tự nhiên trở nên sáng chói và cả một cuộc đời của cha từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành bỗng hiện ra rõ rệt như trên màn ảnh. Từ việc gần đến việc xa, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng đều hiện ra rõ rệt trong tâm trí của cha. Hơn bao giờ hết, cha ý thức tường tận các hành vi của mình, các điều tốt lành, hữu ích mà cha đã làm cũng như các điều xấu xa, vô ích mà cha không tránh được. Tự nhiên cha thấy sung sướng về những điều thiện đã làm và hối tiếc về những điều mà đáng lẽ ra cha không nên làm. Cả một cuốn phim đời hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi cha thấy mệt mỏi và thiếp đi như người buồn ngủ.

Cha ở trong tình trạng vật vờ, nửa ngủ nửa thức này một lúc khá lâu cho đến khi tỉnh dậy thì thấy mình vẫn lơ lửng trong một bầu ánh sáng có màu sắc rất lạ không giống như màu ánh sáng lần trước. Cha thấy mình có thể di chuyển một cách nhanh chóng, có lẽ vì không còn xác thân nữa. Cha thấy cũng có những người đang di chuyển gần đó nhưng mỗi lần muốn đến gần họ thì cha lại có cảm giác khó chịu làm sao. Một lúc sau cha đi đến một nơi có đông người tụ họp. Những người này có rung động dễ chịu nên cha có thể bước lại hỏi thăm họ một cách dễ dàng. Một người cho biết tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên này. Sở dĩ cha không thể tiếp xúc với một số người vì họ có sự rung động khác với "tần số rung động" (frequency) của cha. Sự giải thích có tính cách khoa học này làm cha tạm hài lòng. Người nọ cho biết thêm rằng ở cõi bên này tần số rung động rất quan trọng, và tùy theo nó mà người ta sẽ lựa chọn nơi chốn mà họ sống. Cũng như loài cá ở ngoài biển, có loài sống gần mặt nước, có loài sống ở lưng chừng và có loài sống dưới đáy sâu tùy theo sức ép của nước thì ở cõi bên này, tùy theo tần số rung động mà người ta có thể tìm đến được các cảnh giới khác nhau. Sự kiện này làm cha cảm thấy vô cùng thích thú vì như vậy quả có một cõi giới bên kia cửa tử và cõi này lại có nhiều cảnh giới khác nhau nữa.

Khi xưa cha không tin những quan niệm như thiên đàng hay địa ngục nhưng hiện nay cha thấy quan niệm này có thể được giải thích một cách khoa học qua việc các tần số rung động. Những tần số rung động này như thế nào? Tại sao cha lại có những tần số rung động hợp với một số người? Người nọ giải thích rằng tùy theo tình cảm của con người mà họ có những sự rung động khác nhau; người có tình thương cao cả khác với những người tính tình nhỏ mọn, ích kỷ hay những người hung ác, không hề biết thương yêu. Đây là một điều lạ lùng mà trước nay cha không hề nghĩ đến. Cha bèn đặc câu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên này cả. Điều này làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tát chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên này ai cũng có thể học hỏi được.

Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó. Sử dụng nó để phục vụ hay tiêu diệt nhân loại? Sử dụng nó vào mục đích vị tha hay ích kỷ? Sử dụng nó để đem lại niềm vui hay để gây đau khổ cho người khác? Thấy cha có vẻ thất vọng, người này bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước tới nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì so với kho tàng kiến thức nơi đây. Đến khi đó cha mới thấm thía điều người kia nói về khả năng trí thức của con người và bắt đầu ý thức về tần số rung động của mình.

Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian. Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đây không khác cõi trần bao nhiêu; cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn; có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc; có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật này dường như luôn luôn thay đổi, nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Điều này có thể giải thích giống như sự tưởng tượng ở cõi trần. Các con có thể tưởng tượng ra nhà cửa dinh thự trong đầu óc mình, nhưng ở cõi trần sức mạnh này rất yếu, chỉ hiện lên trong trí óc một lúc mà thôi. Bên này vì có những rung động đặc biệt nào đó phù hợp với sự rung động của tư tưởng làm gia tăng thêm sức mạnh khiến cho những hình ảnh này có thể được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và lâu bền hơn.

Các con đừng nghĩ rằng những người bên này chỉ suốt ngày rong chơi, tạo ra các hình ảnh theo ý muốn của họ; mà thật ra tất cả đều bận rộn theo đuổi các công việc riêng để chuẩn bị cho sự tái sinh. Vì mọi tư tưởng bên này đều tạo ra các hình ảnh nên đây là môi trường rất thích hợp để người ta có thể kiểm soát, ý thức rõ rệt hơn về tư tưởng của mình. Vì đời sống bên này không cần ăn uống, làm lụng nên người ta có nhiều thời giờ theo đuổi những công việc hay sở thích riêng. Có người mở trường dạy học, có kẻ theo đuổi các nghành chuyên môn như hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn chương thơ phú v.v....

Tóm lại, đây là môi trường để họ học hỏi, trau dồi các khả năng để chuẩn bị cho một đời sống mai sau. Phần cha đang học hỏi trong một phòng thí nghiệm khoa học để sau này có thể giúp ích cho nhân loại. Càng học hỏi, cha càng thấy cái kiến thức khi xưa của cha không có gì đáng kể và nền y khoa mà hiện nay các con đang theo đuổi thật ra không lấy gì làm tân tiến lắm nếu không nói rằng rất ấu trĩ so với điều cha được biết nơi đây. Hiển nhiên khoa học phát triển tùy theo khả năng trí thức của con người, mỗi thời đại lại có những sự phát triển hay tiến bộ khác nhau nên những giá trị cũng vì thế mà thay đổi. Có những giá trị mà thời trước là "khuôn vàng thước ngọc" thì đời sau lại bị coi là "cổ hủ, lỗi thời"; và như cha được biết thì những điều mà ngày nay đang được người đời coi trọng, ít lâu nữa cũng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biết. Càng học hỏi cha càng thấy chỉ có những gì có thể tồn tại được với thời gian mà không thay đổi thì mới đáng được gọi là chân lý. Cha mong các con hãy suy ngẫm về vấn đề này, xem đâu là những giá trị có tính cách trường tồn, bất biến để sống theo đó, thay vì theo đuổi nhũng giá trị chỉ có tính cách tạm bợ, hời hợt.

Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta như một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại; nhưng khi bước qua cõi bên này thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bày rõ rệt trước mắt. Nhờ vậy mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ này là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chính nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với những cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên này. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên này, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy rán làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu nó có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Đừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Đời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.

Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang nhũng thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vất chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên này một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kế hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Này các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên này, các con mới thực sự kinh nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến.

Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không biết phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến với phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên các nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động này, do đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa. Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một giòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau; và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sực của nó. Cũng như sống biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu! Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có một quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi. Điều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả. Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lạc chứ không hề khổ sở.

Bác sĩ Henri Desrives